HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN NĂM HỌC 2021-2022
Lượt xem:
Hành trình đến với các địa chỉ lịch sử, văn hóa” năm 2022
– Chào mừng 47 năm ngày giải phóng miền nam ,thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2022) và kỉ niệm 136 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5
– Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2021-2022.
– Sáng ngày 28/4 Trường THCS Phổ Văn đã tổ chức 01 chuyến tham quan “Hành trình đến với các địa chỉ lịch sử, văn hóa ”
– Thông qua chương trình nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, truyền thống cách mạng cho học sinh, định hướng các em tham gia vào hoạt động tập thể, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, góp phần xây dựng quê hương đất nước, gắn bó với tổ chức Đội xây dựng tổ chức Đội ngày càng vững mạnh hơn.
Điểm đầu tiên mà thầy cô và các em học sinh đến đó là Di tích lịch sử cấp tỉnh Núi Sầu Đâu (phường Phổ Minh, TX.Đức Phổ) là nơi đặt trụ sở của Tỉnh ủy từ năm 1955 – 1957, nơi có sẵn một địa đạo được người dân xây dựng để tránh địch từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Núi Sầu Đâu nằm sát cửa biển Mỹ Á, với cảnh quan khá đẹp. Khu vực núi Sầu Đâu toàn cây bản địa, hiên ngang tồn tại trước bom đạn, dông bão, được nhân dân bảo vệ nguyên vẹn như lúc còn là lá chắn che chở cơ quan Tỉnh ủy, du kích địa phương trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Kế đến đoàn tiếp tục hành trình đến với làng Gò Cỏ . Làng Gò Cỏ hiện lên với vẻ ngoài hoang sơ, hiền hòa nhưng không kém phần năng động, tràn đầy sinh khí.Ngôi làng nằm trong phạm vi công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh của Quảng Ngãi. Đồng thời, nó tích hợp tất cả các giá trị di sản địa chất, địa mạo, cảnh quan, văn hóa, đa dạng sinh học,…
Nằm dọc theo dải Sa Huỳnh, Làng Gò Cỏ như một điểm sáng giữa không gian văn hóa cổ xưa với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào về một ngôi làng đã từng là nơi cư tụ của người Chăm Pa từ TK VII đến TK XV – lớp người kế tiếp cư dân cổ Sa Huỳnh. Làng Gò Cỏ chỉ vỏn vẹn 83 hộ dân, nằm trên đồi núi đá ven biển khoảng 105 ha. Đường làng, bờ ruộng, hàng rào, giếng cổ, suối nước…đều được bàn tay con người xếp tỉ mỉ bằng đá biến chất – loại đá có niên đại khoảng 250 – 400 triệu năm trước. Một số giếng đá cổ hiện hữu trong làng là sản phẩm mà người Chăm Pa để lại. Đến với Làng gò cỏ các em còn được thưởng thức các móm ăn truyền thống của địa phương. Chuyến đi đã để lại trong lòng thầy cô và các em nhiều ấn tượng đẹp, thực sự lí thú và bổ ích.
Bài và ảnh
Nguyễn Duy Đạt